6 cách định giá sản phẩm
Chiến lược định giá cho sản phẩm hay dịch vụ là một phần quan trọng trong các hoạt động marketing hỗn hợp (Marketing Mix) nhưng thường ít được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Việc định giá có một tác động rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp và v́ vậy phải dành được sự quan tâm ngang bằng với các chiến lược quảng bá và khuyến măi. Một mức giá cao hay thấp có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có nhiều yếu tố tác động đến việc xây dựng các chiến lược định giá của doanh nghiệp. Trước tiên là các lực lượng ảnh hưởng đến các quyết định khác của doanh nghiệp trong kinh doanh: các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, các sản phẩm thay thế và khách hàng của doanh nghiệp. Tiếp đến là chiến lược định vị của doanh nghiệp (positioning). Nếu định giá quá thấp, khách hàng có khả năng đánh đồng sản phẩm hay nhăn hiệu của doanh nghiệp với các sản phẩm hay nhăn hiệu kém chất lượng hơn. Ngược lại, nếu định giá quá cao, doanh nghiệp sẽ gặp nguy cơ mất khách hàng. Dưới đây là một số cách thức định giá có thể giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận.
1. Định giá theo cạnh tranh : là cách sử dụng giá bán của các đối thủ cạnh tranh làm cơ sở để định giá bán sản phẩm của ḿnh. Tùy theo chiến lược định vị của doanh nghiệp, giá bán có thể thấp hơn hay cao hơn một chút so với giá của đối thủ cạnh tranh.
2. Định giá dựa trên chi phí: là cách ngược lại với cách trên. Thay v́ nh́n ra thị trường, doanh nghiệp nh́n vào cấu trúc giá thành sản phẩm của ḿnh để định giá, sau đó xác định tỷ lệ lợi nhuận mong muốn rồi cộng thêm vào giá thành để h́nh thành giá bán. Cách định giá này một mặt giúp doanh nghiệp đảm bảo mức lợi nhuận trên mỗi sản phẩm bán ra, nhưng nó có thể tạo ra một mức giá bán ngoài sự mong đợi của khách hàng nên phải lưu ư điều chỉnh ngay khi thấy phản ứng tiêu cực từ thị trường.
3. Định giá để bán hàng nhanh, dù chịu lỗ: là cách doanh nghiệp định giá bán thấp dưới mức chi phí để thu hút nhiều khách hàng và mở rộng thị phần. Trong trường hợp này, khách hàng không chỉ mua một sản phẩm có giá thấp, mà sẽ mua thêm những sản phẩm khác, đem lại doanh số cao cho doanh nghiệp. Cách làm này thường chỉ được áp dụng trong một thời gian ngắn.
4. Định giá để giải phóng hàng tồn kho: được áp dụng khi doanh nghiệp đang có một lượng hàng tồn kho quá mức, cần phải giảm bớt lượng hàng trong kho. Trong trường hợp này, mục tiêu của doanh nghiệp là giảm thiểu lỗ.
5. Định giá để nhắm đến những khách hàng sinh lợi cao: bằng cách dành cho các nhóm khách hàng này những mức giá ưu đăi đặc biệt, hoặc cấp thẻ hội viên cho họ để họ có cơ hội mua hàng giảm giá hay tham gia các đợt khuyến măi. Thông thường, doanh nghiệp có thể giảm giá khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn, mua nhiều mặt hàng cùng một lúc hoặc mua hàng theo gói. Chẳng hạn, có thể tạo ra một gói hàng có giá bán đặc biệt bằng cách kết hợp một mặt hàng đang tồn kho nhiều với một mặt hàng đang thịnh hành hoặc tạo ra một sản phẩm mới để đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường.
6. Định giá theo phiên bản thường được áp dụng cho các sản phẩm hay dịch vụ mang tính kỹ thuật cao: Một sản phẩm thuộc phiên bản cơ bản hay thử nghiệm thường được bán với giá thấp, thậm chí có khi được tặng miễn phí, c̣n những phiên bản nâng cấp sẽ được bán với giá cao hơn.
(Theo: Doanh Nhân Sài G̣n cuối tuần)
|