Các chú ư khi tiếp thị trực tuyến đến du khách Châu Á
Với hơn 109 triệu du khách outbound năm 2011 và dự kiến tăng khoảng 20% năm 2012, thị trường khách du lịch Châu Á là nơi không thể bị bỏ qua đối với các khách sạn và công ty du lịch.
Nhưng theo Barry Nakano và Stephen Curtis của PacRim Marketing Group, chỉ có những người lên được một kế hoạch toàn diện, tập trung và đủ sâu mới có thể khai thác tốt được thị trường này.
Nakano và Curtis nêu ra những lưu ư dưới đây khi phân tích về 4 thị trường lớn nhất: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Nakano cho biết khi các rào cản được dần gỡ bỏ, số lượng chuyến bay tăng cũng như hành vi đặt dịch vụ của khách hàng ngày càng trở nên độc lập; thị trường này sẽ chỉ có tăng.
Để nắm bắt được nhu cầu này, các khách sạn cần xây dựng những kênh có thể kết nối với cả công ty tour và các khách hàng tiềm năng.
Curtis nói “Marketing trực tuyến là một cách rẻ và linh động để tiếp cận du khách châu Á. Bước đầu tiên là cần t́m xem cụ thể khu vực/ thị trường nào đă tồn tại (pv: đă có khách đi du lịch đến điểm đến của bạn). Thứ hai là xác định nguồn lực nội tại của ḿnh. Một số công ty đă tuyển người nói được tiếng của từng thị trường để có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn. Và cuối cùng là hiện diện trực tuyến trên thị trường đó thông qua site dành riêng cho thị trường đó hoặc website/ thậm chí một nền tảng truyền thông xă hội đa ngôn ngữ.
Việc tiếp thị cũng nên được bắt đầu sớm.
Curtis bổ sung “Gia nhập sớm rất quan trọng…Bạn cần tiếp thị tên tuổi trước, sau đó sẽ có nguồn khách lâu dài trong những năm tới”.
Nakano và Curtis chỉ ra những lưu ư quan trọng để xâm nhập thị trường Châu Á:
Nói đúng ngôn ngữ
Nakano nói sự hiện diện trên các kênh hoặc nền tảng chính là chưa đủ. Chuyên viên tiếp thị cần phải nói được đúng ngôn ngữ.
Ông cho biết “Hiện quan trọng hơn bao giờ hết là bạn cần có chiến lược tiếp thị trực tuyến của riêng ḿnh, trong đó bao gồm website có ngôn ngữ của thị trường mục tiêu”.
Sự khác nhau giữa văn nói và văn viết đặc biệt lớn ở Trung Quốc nơi mỗi vùng có thể có cách phát âm khác nhau.
Gửi đúng thông điệp đến du khách không chỉ là chuyện giao tiếp miệng hoặc viết. Mỗi nền văn hóa có sự nhạy cảm riêng với màu sắc, biểu tượng và nhiều thứ khác nữa.
Curtis nói “Chỉ dịch đơn giản là không đủ. Sự khác biệt văn hóa về định dạng ngày tháng, cách ghi địa chỉ, mùa vụ, màu sắc, biểu tượng… có thể làm website của bạn không hấp dẫn được du khách châu Á và thậm chí có thể làm cho họ thấy ghét.
Nakano khuyến nghị nên sử dụng dịch vụ dịch chuyên nghiệp để có thể quản lư được những yếu tố trên.
Chiến lược công cụ t́m kiếm
Curtis nói “Lỗi thông dụng nhất tôi thấy khi các thương hiệu làm tiếp thị ở Châu Á là phương-pháp-chỉ-có-Google”
Google thống trị Mỹ nhưng tại Châu Á, nhiều ông lớn khác có thị phần rất cao.
Di động
Curtis cho biết “Lỗi thứ 2 mà tôi thấy là di động”.
Nhiều khách sạn chỉ chú trọng vào nền tảng iOS do sự phổ biến của iPhone ở Mỹ và Châu Âu. Nhưng nếu bạn làm như vậy tại Châu Á, bạn sẽ không tiếp cận được phần lớn thị trường.
Nền tảng iOS chỉ chiếm 10% tại Hàn Quốc, 13% tại Trung Quốc và 20% tại Đài Loan. Chỉ có duy nhất ở Nhật Bản th́ nền tảng này mới chiếm thị phần lớn nhất với 54%.
Android là nền tảng phổ cập nhất khu vực, chiếm gần 76% thị phần.
(Theo: By Patrick Mayock)
|